Pháp Luật Việt Nam Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị

Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi, bổ sung, năm 2001). Hiến pháp 1992 đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng khẳng định của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người thông qua việc bảo đảm các quyền công dân (tại Điều 50)1. Nội dung các quyền con người đã được thể hiện xuyên suốt trong Hiến pháp 1992 nhưng đặc biệt được nêu tập trung tại Chương 5 (về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) và được cụ thể hóa trong hàng ngàn văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Pháp luật cũng khẳng định rõ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân

Trong những thập kỷ gần đây, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực lớn trong việc làm hài hòa hệ thống pháp luật Việt Nam với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Xuất phát từ chủ trương không ngừng thúc đẩy quyền con người, Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con người được tôn trọng và thực hiện ngày càng tốt hơn

Bài viết trình bày một cách khái quát khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam về các quyền con người chủ yếu, trong đó bao gồm cơ chế thực hiện và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam.

 

TIN CÙNG DANH MỤC

return to top